Hoá học lớp 8 bài 1 trong sách giáo khoa hoá học lớp 8 cũng đề cập tới những vấn đề như ở bên trên. Khi các em tìm hiểu kỹ bài này sẽ giúp các em nắm vững luôn được kiến thức Hoá Học lớp 8 bài 1.
- Bài giảng: Chất tinh khiết
1. Chất là gì ?
Chất là một phạm trù rộng, bao quát để chỉ tính chất của vật thể mà chất đó cấu tạo nên vật thể tương ứng.
2. Chất có ở đâu?
Các em hãy quan sát bất kỳ thứ gì, vật nào mà các em nhìn thấy được. Thầy có thể lấy ví dụ như màn hình máy tính, cây bút, ổ điện, nền nhà . . . Một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như bát, đũa, ấm . . .Ở đống trên kia các em cần lưu ý rằng có nhũng vật dụng do con người tạo ra nên chúng ta gọi đó là những vật thể nhân tạo. Những vật thể có từ thiên nhiên thì chúng ta gọi đó là vật thể tự nhiên.
Tất cả đống trên được tạo nên từ rất nhiều chất khác nhau nhưng hễ chúng ta nhìn thấy cái gì thì ở đó đều có chất. Do vậy, chất có ở khắp mọi nơi ở đâu có vật thể ở đó có chất.
Mỗi chất đều có những tính chất vật lý, tính chất hoá học nhất định.
3. Tính chất của chất là gì ?
Mỗi chất có những tính chất nhất định, trong bài viết này thầy chủ yếu tập trung nói về tính chất vật lý của chất được thể hiện qua những trạng thái sau đâu:- Tính tan: Tính tan ở đây chúng ta nên hiểu chất đó tan được ở đâu, môi trường nào ví dự như có những chất không tan trong nước nhưng lại tan trong các dung mỗi hữu cơ.
Tan là gì thì các em hoà đường vào nước sôi để nguội sẽ biết nhé
- Nhiệt độ nóng chảy: Nhiệt độ nóng chảy của mỗi chất có thể giống hoặc khác nhau. Thường khác nhau sẽ nhiều hơn là giống nhau
- Nhiệt độ sôi
- Độ dẫn điện
- Độ dẫn nhiệt
3.1 Làm thế nào để biết được tính chất vật lý của chất?
3.1.1 Quan sátQuan sát kỹ một chất ta có thể nhận ra một số tính chất bên ngoài của nó như màu sắc, ánh kim . . . trạng thái rắn lỏng hay khí
3.1.2 Dùng dụng cụ đo
Muón biết được tính chất như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất nào đó chúng ta cần phải dùng dụng cụ đo.
3.1.3 Làm thí nghiệm
Để biết được tính chất có tan được trong nước hay không hoặc chất đó có dẫn điện nhiệt hay không thì chúng ta phải làm thí nghiệm mới có thể biết được.
Lưu ý: Về tính chất hoá học của chất thì chúng ta nghiên cứu sau nhưng đa phần phải làm thí nghiệm, thực nghiệm mới biết được
3.2 Tại sao phải hiểu biết tính chất của chất?
3.2.1 Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khácNhững chất khác nhau có thể có những tính chất giống nhau song không thể nào mà giống nhau hoàn toàn được các em ạ. Mỗi chất sẽ có những tính chất khác nhau do đó chúng ta có thể dựa vào đó để phân biệt các chất.
3.2.2 Biết cách sử dụng chất
Khi nắm được tính chất của chất chúng ta sẽ biết cách sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của mình đáp ứng sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.