Ở trong bài trước chúng ta đã có tìm hiểu về chất, cách phân loại chất, tính chất của chất và hiểu được cần phải biết tính chất của chất có lợi gì.
Bài giảng về: Chất | Kiến thức hoá học lớp 8
Ở trong bài học này, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về chất tinh khiết. Để giúp các em nắm rõ được và phân biệt được thì chúng ta hay đọc thật kỹ thí nghiệm sau đây:Các em quan sát hai chai nước khoáng và ống nước cất thì chúng đều được cấu tạo từ nước nhìn thì trong suốt, không màu. Do đó là nước nên ta có thể uống được bình thường nhưng có điểm khác biệt ở đây là nước cất thì được sử dụng trong pha chế thuốc tiêm tĩnh mạch còn nước khoáng thì không. Vậy thì tại sao lại như thế ?
Định nghĩa về nước cất
Nước cất là nước tinh khiết (không có lẫn với các chất khác hoặc nếu có thì vô cùng nhỏ có thể coi như không có) còn nước khoáng thì có lẫn một số hoặc nhiều chất hoà tan trong nước.
Cũng như nước khoáng, nước biển, nuóc sông suối, nước ao hồ, nước giếng . . . kể cả nước máy đều có lần những chất khác và chúng ta lại có ra đời một định nghĩa về "Hỗ hợp"
Hỗn hợp là gì ?
Khi chúng ta trộn hai hay nhiều chất vào với nhau thì gọi đó là hỗn hợp.Ví dụ: Nước tự nhiên là một hỗ hợp
Chất tinh khiết
Khi chúng ta thực hiện chưng bất kỳ nước tự nhiên nào đều thu được nước cất.Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết?
Khi chúng ta tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của nước cất. Chỉ có nước tinh khiết mới có các chỉ số sau đây:
- tsôi = 100 độ C
- tnc = 0 độ C
- D = 1 g/cm3
Với nước tự nhiên thì các giá trị này đều có sai khác nhất định tuỳ theo các chất có lẫn nhiều hay ít.